TRÂN TRỌNG CẢM ƠN BẠN ĐẾN VỚI SÁCH VIỆT NAM

Danh mục Sản phẩm

GIAO HÀNG

GIAO HÀNG

TẬN NƠI - TOÀN QUỐC

HOTLINE

HOTLINE

0903631194

SÁCH MỚI

SÁCH MỚI

CẬP NHẬT HẰNG NGÀY

Khảo Cổ Học Biển Đảo Việt Nam Tiềm Năng Và Phát Triển

Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung, Đặng Hồng Sơn chủ biên, Nguyễn Quang Ngọc...

Nhà xuất bản: Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Chia sẻ: 

Bao gồm những bài nghiên cứu về vị thế biển Việt Nam, vai trò của biển đối với sự phát triển của các nền văn hóa, của các vương quốc cổ, quá trình khai thác, phát triển kinh tế biển, xác lập chủ quyền và quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo đầy gian khổ, hi sinh của các thế hệ người Việt Nam.


Thông tin kèm theo

Thông tin thanh toán

Giá bán:

550,000 VNĐ

Giá khuyến mãi:

412,500 VNĐ

Tiết kiệm:

137,500 VNĐ

Còn hàng


Giới thiệu sách

Từ nhiều thế kỷ trước đây, với tư cách là một quốc gia giữ vị trí cầu nối giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, lại nằm trên một trong hai tuyến chính của hệ thống hải thương Đông Nam Á, Việt Nam đã sớm có quan hệ với nhiều vương quốc, nhiều nền văn hóa và trung tâm kinh tế ở khu vực châu Á và thế giới.

Trong lịch sử, người Việt và các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đã sớm có truyền thống khai thác biển, phát triển kinh tế hải thương. Từ những thế kỷ trước, sau Công nguyên, chủ nhân các nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc ở phía Bắc, Sa Huỳnh - Lâm Ấp - Chămpa ở miền Trung và Óc Eo - Phù Nam ở phương Nam đã có truyền thông khai thác biển, phát triển kinh tế, văn hóa biển và có nhiều mối liên hệ rộng lớn với thế giới bên ngoài.

Đến thế kỷ 10, trong thế đi lên của một dân tộc tự cường, các triều đại quân chủ Việt Nam đã chủ động thiết lập và mở rộng quan hệ giao thương với nhiều quốc gia trong khu vực. Trong suốt nhiều thế kỷ, các thương cảng của Việt Nam ở vùng biển đảo Đông Bắc (như Vân Đồn) hay miền Trung (mà tiêu biểu là các cửa ngõ giao thương vùng Nghệ - Tĩnh, Chiêm cảng - Hội An hay Thị Nại, Cù lao Phố, Hà Tiên...) đã có nhiều mối giao lưu rộng lớn với các quốc gia trong Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Thuyền buôn và sứ thuyền từ Trung Quốc, Lưu cầu cũng như các vương quốc Chămpa, Java, Palembang, Sukhothay, Ayutthaya, Chân Lạp... đã đến thiết lập quan hệ thương mại với Việt Nam. Sự hưng thịnh của quan hệ bang giao, giao thương quốc tế cũng như sự hình thành hệ thống thương cảng ở khu vực Đông Á không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các dân tộc châu Á mà còn góp phần tăng cường sự hiểu biết, quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

Thông tin chi tiết

Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung, Đặng Hồng Sơn chủ biên, Nguyễn Quang Ngọc...
Nhà xuất bản: Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm xuất bản: 2018
ISBN/ISSN: 8935075943612
Kích thước: 17 x 2 x 24 cm

Bạn đọc viết

Đánh Giá & Bình Luận

Đánh giá trung bình

(0 Đánh giá)

  • 5
  • 0 Rất hài lòng
  • 4
  • 0 Hài lòng
  • 3
  • 0 Bình Thường
  • 2
  • 0 Dưới trung bình
  • 1
  • 0 Thất vọng

Chia sẻ suy nghĩ của bạn về sản phẩm này

Viết bình luận

© 2017 - Bản quyền của VIETNAMBOOK

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0303889476 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp